Sơn tin rằng tất cả những người chuẩn bị làm cha, làm mẹ đều mong muốn qua phương pháp thai giáo sinh con ra được ngoan ngoãn, khỏe mạnh, có phước đức và tài năng (Sơn cảm nhận rất rõ từ vợ mình) Ahihi :).
Thời điểm Sơn viết bài này là lúc vợ của Sơn mang thai được 4 tháng.
Sơn biết 1 trường hợp đã áp dụng phương pháp thai giáo rất thành công, đó là mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam.
Mẹ Đỗ Nhật Nam áp dụng phương pháp thai giáo
Hiện tại ngày càng có nhiều cặp vợ chồng sắp làm bố, làm mẹ tìm hiểu về phương pháp thai giáo, có đến 1.000 – 10.000 lượt tìm kiếm mỗi tháng với từ khóa thai giáo và chưa kể những từ khóa liên quan như “thai giáo dạy con từ trong bụng mẹ”, “cách thai giáo cho thai nhi” hay “kĩ năng thai giáo” … Điều đó cho thấy tầm quan trọng trong việc giáo dục con từ trong bào thai.
Ngày càng nhiều người tìm hiểu phương pháp thai giáo
Sơn đã dành nhiều ngày xem và đọc về phương pháp thai giáo của những sư thầy thuyết pháp: Thầy Thích Pháp Hòa! Thầy Thích Thiện Tuệ! Thầy Thích Nhật Từ!…
Dưới đây là những nội dung bạn sẽ nhận được, chắc chắn nó sẽ hơi dài nhưng hãy kiên nhẫn vì: “Chăm sóc con từ trong bụng mẹ tốt trong 1 ngày bằng chăm sóc cả 1.000 ngày ở bên ngoài”. Đừng bỏ qua bất cứ nội dung nào bạn nhé!
√ Thai giáo là gì?
√ Giai đoạn phát triển của thai nhi.
√ Tâm trạng của mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
√ Giáo dục thai nhi theo tinh thần phật giáo.
√ Giáo dục thai nhi bằng hình ảnh và âm thanh.
√ Thánh Thai là gì?
Những năm gần đây, các mẹ bầu thường nghe, nhắc đến nhiều về hai từ “thai giáo”. Vậy thai giáo thực chất là gì? Hiệu quả ra sao?
Thai giáo là gì?
Khi con ở trong bụng mẹ thì chỗ con ở được gọi là Tử Cung.
Tử là con, Cung là cung điện, nghĩa là: Cung điện của con. Cung điện ấm áp và đầy linh thiêng mà mẹ chuẩn bị cho con 1 cách hết sức kì diệu để gặp Mẹ.
Thai giáo là cách nuôi dạy con từ trong bụng mẹ, việc này được tiến hành cả 2 mặt là Thể chất và Tinh thần.
Con được thai giáo có rất nhiều đặc điểm tuyệt vời như là:
√ Nhanh chóng trưởng thành: Biết nói sớm hơn, khỏe mạnh hơn, hoạt bát hơn.
√ Thừa hưởng những nét đẹp của cha, mẹ và đặc biệt là gắn kết tình yêu thương với cha mẹ rất sớm.
√ Con phát triển trí thông minh, có chỉ số IQ, EQ cao hơn.
√ Con có khả năng thích nghi và sáng tạo cao hơn những em bé khác.
Tháng này con yêu đã phát triển được những bộ phận gì, lớn bằng từng nào là thắc mắc chung của mẹ bầu.
Giai đoạn phát triển của thai nhi
Một thai kỳ bình thường sẽ kéo dài trong vòng 40 tuần, được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng đến khi em bé cất tiếng khóc chào đời.
Trong 40 tuần thai này sẽ được chia thành 3 giai đoạn chính, thường được gọi là “3 tam cá nguyệt” bao gồm:
3 tháng đầu – Từ khi thụ thai đến tuần 12.
3 tháng giữa – Từ tuần 13 đến tuần 27.
3 tháng cuối – Từ tuần 28 đến khi em bé chào đời.
Giai đoạn phát triển của Thai Nhi
Thai nhi có khả năng học được là vì: Thai nhi phát triển rất kỳ diệu, thời gian mà con nằm trong bào thai bình thường là 9 tháng 10 ngày, tương đương 280 ngày.
Từ lúc tượng hình con ở trong bào thai cho đến lúc sinh ra là con thay đổi khoảng 3.000.000.000 lần (3 tỷ lần) trong khoảng gần 300 ngày tức là 1 ngày con thay đổi rất rất nhiều.
Thai nhi thay đổi là tốt hay sấu phụ thuộc vào người mẹ rất nhiều. Nếu người mẹ mang thai giận 1 cái, cơn giận đi qua dây rốn vào con, con phải chịu cơn giận gấp khoảng 1.000 lần, mẹ buồn 1 nỗi buồn thì con phải chịu khoảng 1.000 nỗi buồn…, vậy nên chăm sóc con từ trong bào thai tốt trong 1 ngày bằng chăm sóc cả 1.000 ngày ở bên ngoài, cho nên ông bà mình mới có câu là “Bỏ con vào dạ thì mạ(mẹ) phải tu”.
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu
Tháng thứ 1. Con còn nhỏ lắm, bé xíu như hạt lúa, con lúc này gọi là phôi thai dài 1 cm và nặng 2 gam :).
Tháng thứ 2. Con dài được khoảng 4 cm và nặng từ 14 – 15 gam và bắt đầu từ tháng thứ 2 là con có tim thai. Nghe tiếng tim đập của con, người mẹ khi khóc khi thì cười vì hạnh phúc. Trong suốt 38 tuần, mẹ và con giống như 1 thân thể vậy!
Tháng thứ 3. Lúc này mí mắt con bắt đầu phát triển và phủ lên lớp mắt, cơ quan sinh dục bắt đầu được hình thành, các ngón tay, ngón chân đã phân biệt rõ ràng và có móng, chiều dài lúc này khoảng 9 cm và nặng 90 – 100 gam(xấp xỉ 1 lạng), 3 tháng con nặng được khoảng 1 lạng :).
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu
Mời bạn xem phim: Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi từ tuần 1 – 12 (Nếu không xem được bạn F5 lại là được)
Quá trình hình thành và phát triên thai nhi tuần 1 – 12 (Kỳ diệu)
Người đăng: LinhSon vào 24 Tháng 10 2017
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa
Tháng thứ 4. Lông mày, lông mi và móng của con bắt đầu phát triển, da con vẫn còn rất mỏng.
Tháng thứ 5. Người mẹ bắt đầu cảm nhận được sự động đậy của con, lúc này mẹ nói chuyện, tâm sự là con có thể động đậy được. Nhu cầu “bú” của bé được giải quyết bằng cách bú ngón tay theo bản năng.
Tháng thứ 6. Lớp mỡ dưới da xuất hiện, con cử động mạnh hơn và đã có phản xạ nuốt, chiều dài của con khoảng 30 cm và nặng 600 – 700 gam.
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối
Tháng thứ 7. Con nặng khoảng 1 – 1,4kg, có thể nhắm và mở mắt 1 cách tự nhiên, thân thể con mũm mĩm và thường xuyên “nghe ngóng” những âm thanh bên ngoài và giọng nói của mẹ sẽ làm bé an tâm hơn, vì vậy mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con. (theo tâm linh thì mới có thai là con đã nghe được rồi)
Tháng thứ 8. Con quyết định ra thế giới bên ngoài, đầu của con bắt đầu xoay xuống Cửa Tử Cung, phần đầu và thân hình của thai nhi tương xứng với nhau, cuối tuần lễ thứ 36 con cân nặng khoảng 2,7 kg, sự phát triển của lớp mỡ 2 bên gò má và của các lớp cơ tại đây đã khiến cho khuôn mặt con rõ nét hơn.
Sau tuần 38 thì con cân nặng khoảng 3,1kg. Vậy con ra đời khoảng 3,1kg hoặc hơn 1 chút là bình thường, khỏe mạnh.
Mời bạn xem phim: Sự phát triển của thai nhi tuần 12 đến chào đời (Nếu không xem được bạn F5 lại là được)
Sự phát triển của thai nhi tuần 12 đến chào đời!
Người đăng: LinhSon vào 24 Tháng 10 2017
Quá trình mang thai được xem là một bước ngoặt quan trong đời sống tâm lý của người phụ nữ. Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ phải thay đổi, do vậy cảm xúc của mẹ bầu có nhiều thay đổi: Dễ khóc, dễ giận hờn và cũng rất nhạy cảm.
Tâm trạng của mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Khoa học đã chứng minh: Dây rốn của người mẹ là nơi truyền thức ăn dinh dưỡng trực tiếp tới con và qua dây rốn cũng là nơi người mẹ đưa dòng cảm xúc của mình trực tiếp đến con.
Chính vì thế nếu khi mang thai mẹ bầu duy trì tâm lý vui vẻ, thoải mái thì con sinh ra cũng sẽ khỏe mạnh và vui tươi hơn rất nhiều. Ngược lại:
Nếu như người mẹ có sự hận thù, oan ức thì các chất hóa học(adrenalin) sinh ra trong cơ thể của người mẹ và chỉ trong vài giây sau, nó đi trực tiếp qua dây rốn vào đến não của con ảnh hưởng tới quá trình phát triển, gây ra các dị tật cho thai nhi.
Mẹ bầu mà hay bị Stress thì thai nhi dễ thiếu oxy, sau này con hay bị dị tật, sức khỏe, sức đề kháng yếu hơn bình thường.
Mẹ bầu mà hay cáu gắt, hận thù, hơn thua thì ngay lúc đó tình mẹ con có sự rạn nứt, không đồng thuận với nhau.
Mẹ bầu căng thẳng nhiều thì con sinh ra dễ bị tăng động.
Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 32 trở đi người mẹ bị rối loạn tâm lý thì khi sinh con ra, con hay bị rối loạn hành vi cao gấp 2 lần những đứa trẻ bình thường.
Nếu mẹ bầu bị trầm cảm thì con sinh ra dễ bị tự kỷ.
Đừng khóc nhé mẹ ơi ? Mẹ khóc con sẽ buồn và ốm lắm đấy :'( B…
Đừng khóc nhé mẹ ơi ? Mẹ khóc con sẽ buồn và ốm lắm đấy :'( Bố cũng đừng làm mẹ buồn nhé ?
Người đăng: Con Là Tất Cả vào 28 Tháng 11 2017
Chính vì vậy, tâm trạng của mẹ bầu là yếu tố cực quan trọng trong việc hình thành tâm lý, tính cách của thai nhi sau này.
Giáo dục thai nhi theo tinh thần phật giáo
Người làm mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra được ngoan, giỏi, là con thảo cháu hiền. Vậy làm thế nào? Ngay trong lúc mang thai, chính bản thân người làm cha, làm mẹ phải thực hành tận hiếu thảo, sống hiếu thảo, điều đó sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Chúng ta tu thanh tịnh(tu tâm), tu phước(làm việc thiện), như vậy mới thật sự gieo cho thai nhi hạt giống tốt về sau. Đạo lý này có thật, không có gì mê tín cả.
Điều thứ nhất – Tập Làm Chủ Cảm Xúc
Khoa học đã chứng minh, trong lúc người mẹ mang thai mà người mẹ thường tâm tình, nói chuyện, vỗ về, gửi gắm tình cảm yêu thương với bào thai thì thường những đứa trẻ đó sau này sinh ra “Lòng Từ Bi” dễ phát triển, chỉ số cảm xúc (chỉ số EQ) được phát triển cao hơn những đứa trẻ khác và đó là 1 trong những tố chất của người lãnh đạo.
Mẹ bầu nhớ: Khi mình giận, buồn, lo lắng, sợ hãi thì mình bị 1 còn con của mình trong bụng phải chịu gấp khoảng 1.000 lần nỗi giận, buồn, lo lắng, sợ hãi. Cho nên lúc mẹ mang thai không phải giữ cho mẹ mà là giữ cho con, mà đứa con trong thời gian mang thai giữ được kỹ rồi thì khi sinh ra bố, mẹ không cần phải lo cho con nhiều, nhiều khi con dạy lại mình nữa :). Vì thế trong lúc người mẹ mang thai phải tập làm chủ cảm xúc của mình, đừng để mình bị buồn vu vơ, đừng để mình giận, lo lắng, stress.
“1 cơn giận của mẹ bằng 1.000 cơn giận của đứa con”
“mẹ hân hoan, vui vẻ 1 ngày, con được hưởng như 1.000 ngày”
Người mẹ đặc biệt nhớ trong tâm là: Trong lúc mang thai đừng có ích kỷ, mình mà ích kỷ, mình sinh con ra nó bỏn xẻn lắm, keo lắm, nhỏ nhen lắm. Cái tâm mình ích kỷ là đứa con trong bụng mình sẽ nhận hết.
Có thể nói những người mẹ đang mang thai là những người phụ nữ “vĩ đại” vì: Có những đứa con nhân tài, có những đứa con có trí tuệ hay không phụ thuộc vào người mẹ rất nhiều.
Điều thứ hai – Quy Y Gieo Duyên
Trường hợp của Ngài Đại Đức có tên gọi “Sivali” nghĩa là: Dập tắt mọi nóng nảy, lo sợ của những người thân yêu, đem lại sự mát mẻ, an vui cho mọi chúng sanh. Khi mẹ của ngài mang thai ngài, 7 ngày cuối cùng đau đớn, quằn quại thì bà nhờ người tới thưa với Đức Phật thì Đức Phật mới chúc phúc lành cho bà sinh được mẹ tròn con vuông, an lành thì ở nhà bà sinh được đứa con. Cho nên nếu mang thai mà con mình được quy y gieo duyên với 1 bậc đức hạnh, đạo đức cũng giống như là có người đỡ đầu cho con, rất là tốt cho con. Đôi lúc cái phước của người mẹ không đủ để giữ được đứa con. Giả dụ đứa con có ác nghiệp nặng nằm trong bụng mẹ thì cũng nhờ cái đức của người đỡ đầu mà đứa con đỡ quậy hơn.
Vào thời Đức Phật cũng có 1 trường hợp đó là tôn giả Vô Não (Angulimala), vị này là tướng cướp giết người không gớm tay nhưng mà sau khi ngài xuất gia rồi, ngài tu tập và chứng được thánh quả, trong 1 lần đi khất thực, ngài thấy 1 người phụ nữ đang mang thai, chuẩn bị sinh nở mà đau đớn quá, đau đến nỗi sinh không được, ngài liền chạy về, thưa với Đức Phật chuyện như vậy thì Đức Phật mới nói với thầy như thế này: Thầy tới đó và nói: Từ lúc tôi được sinh ra đến bây giờ tôi chưa từng có 1 ý niệm sát hại và nếu nhờ điều này, sự thật là như vậy thì cầu chúc cho 2 mẹ con của bà được mẹ tròn con vuông, thì Ngài Angulimala mới nói với Đức Phật, Dạ thưa ngài, cả 1 quãng đời quá khứ của con là 1 kẻ giết người không gớm tay, Đức Phật mới nói là: Không có! Ta nói ở đây là từ lúc con sinh ra đến giờ là “từ lúc con xuất gia đến giờ” và ngài Angulimana mới chạy tới nói với bà mẹ đang mang thai đau đớn là “Từ lúc tôi sinh ra đến bây giờ, tôi chưa từng có ý niệm sát hại, nhờ phúc lành này cầu chúc cho mẹ con bà được mẹ tròn con vuông ” xong cái, bà mẹ đó sinh đứa con nhẹ nhàng, sau này ngài mới có thêm biệt danh là chúc phúc lành ?
Video ngài Angulimala chúc phúc lành cho bà mẹ mang thai chuẩn bị sinh nở
Ngài Angulimala chúc phúc lành cho bà mẹ mang thai chuẩn bị sinh nở
Người đăng: LinhSon vào 19 Tháng 10 2017
Điều thứ 3 – Thức ăn
Trong kinh điển có diễn tả đứa con nằm trong bụng mẹ như “Địa ngục Hàn Băng” tức là: Mình uống 1 ly nước đá vào, mình cảm thấy thoải mái nhưng con mình ở trong bụng như ở trong địa ngục lạnh, ăn uống đồ nóng, cay nhiều thì con giống như ở trong hỏa ngục.
Nếu mẹ bầu mà ăn ngọt nhiều thì sau này con dễ bị teo não, não không được bình thường và không được thông minh.
Khoa học chứng minh, trong thời kỳ mang thai vẫn gần gũi vợ chồng thì tinh trùng của người nam có thể làm lu mờ não của em bé, ảnh hưởng đến não bộ của em bé.
Nếu con sinh ra, bú sữa mẹ mà hay bị ọc sữa ra là do người cha và người mẹ gần gũi nhau, lúc đó người mẹ rung động, trong sự rung động của người mẹ tiết ra chất a xít làm cho sữa mẹ bị chua, vì thế con bú sữa hay bị ọc ra.
Sữa mẹ là loại sữa tốt nhất cho con, sữa bò và các loại sữa khác rất tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng nó là sữa của động vật bậc thấp hơn mình, mình là bậc cao, trí tuệ mình phát triển hơn nó, xương sống mình đứng thẳng và sữa mẹ là sữa có tình thương của người mẹ. Vì thế sữa mẹ là sữa tốt nhất cho con.
Mẹ bầu cần xem lại chế độ ăn, nhất là đồ ngọt, đồ chua, đồ cay, đồ lạnh thì không nên ăn.
Điều thứ 4 – Mẹ thường xuyên tu tập và cầu nguyện cho con
Con cái khi vào “làm con” trong nhà mình là đã có nhân duyên sâu sắc từ trước, chứ không phải mấy tỉ người trên thế giới tự nhiên ở đâu chạy vào làm con của mình. Con đến với mình trong kiếp này có thể là để Đền ơn hoặc Báo oán.
Có những đứa con đến để đền ơn cho cha, mẹ nhưng có những đứa con tới để báo oán, những đứa con tới báo oán thì mình cần tu trong lúc mang thai, đây là thời điểm nghiệp chướng của con rất dễ tiêu trừ. Còn khi con lớn lên rồi, lúc đó chúng ta muốn tiêu trừ nghiệp chướng cho con cũng khó lòng giúp được. Lúc mang thai, con hoàn toàn nghe lời, tiêu trừ nghiệp chướng nên thực hiện ngay trong thời gian này.
Phật giáo hướng dẫn chúng ta phương pháp: Ít nhất 7 ngày trước khi sinh, tốt nhất là đọc sớm. Khi biết có thai liền nên đọc, mỗi ngày đọc tụng một bộ kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, hoặc niệm nghìn câu danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng. Cần phải dùng tâm chân thành, cung kính để tụng niệm thì phước báu sẽ vô cùng to lớn, báo oán sẽ chuyển thành báo ân.
Khi mình tụng kinh, mình đừng tụng 1 mình, phải nói là: Con ơi! Con tụng kinh chung với mẹ nha, con lạy phật chung với mẹ nha, con trì chú chung với mẹ nha, con lễ phật chung với mẹ nha, vậy thì lúc đó mẹ và con cùng lễ phật, mẹ và con cùng tu với nhau.
Vì sao Đức Phật khuyên chúng ta đọc bộ kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện?
Vì bộ kinh này là Hiếu Kinh, tinh thần của bộ kinh có thể tóm lược thành bốn chữ “Hiếu Thân Tôn Sư”.
Địa là tâm địa, Tạng là bảo tàng. Bảo tàng quý giá trong tâm địa là “trí tuệ vô lượng”, “phước đức vô lượng” và “khả năng vô lượng”.
Video Kinh Địa Tạng ( Có Chữ – Trọn Bộ ) do ĐĐ.Thích Trí Thoát Tụng
Điều thứ 5 – Làm Phước
Trong lúc mang thai, 1 lần mẹ bầu đi làm phước giống như cho con 1.000 lần đi làm phước, cho nên trong thời gian này mẹ bầu cố gắng đi làm phước, có 2 hình ảnh đi làm phước, thứ nhất là hình ảnh lúc mình làm phước, mình nói với con để sau này con sinh ra rồi con đi làm phước , thứ 2 là lúc mình làm phước, cái phước của mình, mình hồi hướng lại cho con, để nhờ phúc báu đó “Bảo hộ cho con”.
Cái gì bảo hộ cho mình: Còn đẹp, còn khỏe, còn giàu, còn thông minh? Chính là cái “phước” đó! Cho nên lúc mình làm phước như vậy, mình hồi hướng ngược lại cho đứa con của mình và cái phước đó bảo vệ cho con mình từ trong bào thai.
Hình ảnh và âm nhạc có tác dụng tuyệt vời đối với việc hình thành dung mạo và phát triển trí não của con ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và làm đúng cách.
Giáo dưỡng cho con trong bào thai bằng hình ảnh và âm thanh
Hình ảnh
Ở phương tây, người ta hay bán hình những em bé xinh xắn để cho người mẹ thường nhìn vào, thấy em bé nào tròn trịa, dễ thương người ta mua về dán ở trong phòng để cho người mẹ thường thấy những cái hình dễ thương đó để mà “nắn” tượng hình cho con của mình.
Khi mẹ bầu mang thai, cố gắng tiếp xúc với những hình ảnh đẹp, có những đứa bé khuôn mặt đẹp như hình “Bồ Tát Quan Âm” thì ra lúc bà mẹ mang thai thường xuyên nhìn hình Quan Âm.
Quan Âm Bồ Tát
Khi mình nhìn cái hình ảnh gì thì cái hình ảnh đó chạy vào trong tâm, người mẹ đang mang thai, nhìn hình ảnh Phật thì cái hình ảnh đó chạy vào trong tâm của con, cho nên mới có câu:
Bởi vì mắt thấy trời xanh, cho nên mắt cũng long lanh màu trời.
Bởi vì mắt thấy biển khơi, cho nên mắt cũng xa vời đại dương.
Cho nên trong lúc mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên tiếp xúc nhiều với hình ảnh đẹp và tiếp xúc với phim ảnh, nhớ đừng tiếp xúc với những phim ảnh mang tính chất hận thù, tâm lý tình cảm bi đát, lâm ly, chán chường, tuyệt vọng, bế tắc, chiến tranh, thất tình, cải lương buồn… Tiếp xúc với những hình ảnh xấu, phim ảnh buồn là con mình nhận hết. Sau này sinh con ra, gương mặt con lúc nào cũng buồn buồn.
Vậy mẹ bầu nên xem gì? Xem phim về lịch sử “Cuộc Đời Đức Phật“, các vị Thánh Tăng, cuộc đời các vị Bồ Tát, hoặc xem phim xã hội có tính giáo dục cao.
Phim Cuộc Đời Đức Phật
Âm thanh
Mẹ Bầu thân mến!
Khi mang thai các mẹ hãy cố gắng giữ cho tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng, gạt bỏ những chuyện không vui, tránh tức giận để con yêu được phát triển tốt. Trong cuộc sống chắc chắn sẽ có những chuyện khiến mẹ bầu đôi khi cảm thấy không vui, đặc biệt là trong thời gian mang thai cơ thể mẹ rất mệt mỏi, nhưng thay vì nghĩ đến những chuyện đó, mẹ hãy thử nghe 1 bản nhạc thư giãn, đọc một cuốn sách hay để lấy lại tâm trạng bình an.
Mỗi ngày các mẹ bầu nên có 3 lần nghe nhạc Thiền hay nhạc Phật, chọn những bài nhạc có âm hưởng thư thái, nhẹ nhàng, hân hoan, mỗi lần nghe trung bình là 20 phút, mở với âm lượng bình thường, đừng to quá vì có thể sẽ làm con giật mình, cũng đừng nhỏ quá vì con sẽ khó cảm nhận được.
Những lúc mệt mỏi thì cần nghe thêm nhạc phật giáo nữa, lúc đó nên nhắm mắt, giữ trạng thái nhẹ nhàng, liên tưởng tới những hình ảnh mà khi nhìn thấy tâm mình được hoan hỷ, chẳng hạn tượng Đức Phật Di Lặc, lúc nào cũng cười, cười thoải mái, cười không hề có 1 vướng bận gì, cười thong dong, tự tại hoặc liên tưởng đến hình ảnh rất đẹp, trang nghiêm, tướng hảo, từ bi, nhân cách vĩ đại của Đức Bồ Tát Quan Thế Âm. Những quán tưởng đó cùng phối hợp với nhạc thì sẽ làm cho tâm mình được thư thái, con mình trong bào thai cũng nhờ vậy mà được thư thái theo.
Phật Di Lặc – Nụ cười độ nhân gian
Bản nhạc Mẹ bầu Phật Giáo hay, mang lại tâm trạng Bình An cho Mẹ.
Những em bé mà được dạy, được nghe nhiều thứ tiếng trong bào thai sau này sinh ra thường giỏi về ngôn ngữ, sự biệt luận, cho nên, nếu lúc mang thai mình thường xuyên nói tiếng việt cho con nghe, nói tiếng anh cho con nghe, nói tiếng nhật cho con nghe… Tự nhiên sau này con sinh ra hay giỏi ngôn ngữ.
Các mẹ nên tránh nghe những bài nhạc tình sầu, nhạc buồn, nhạc gào thét, nhạc sến, nhạc ủy mị, bởi vì tâm hồn của con mong manh lắm, như tờ giấy trắng, mình nghe cái gì, con mình nhận hết.
Các mẹ nên tìm những câu chuyện ngụ ngôn phật giáo, triết lý trong đạo phật, những câu chuyện giáo dục ở trong dân gian đọc ở cái giọng mà mình nghe được và ta liên tưởng đến con của mình cũng đang nghe theo cái giọng đọc này, và khi ngủ mẹ cũng nên ru con như đang ru con nằm trên võng, hãy làm trong suốt 9 tháng 10 ngày này, rất có ý nghĩa, khi sinh ra con tự nhiên sẽ gần gũi với mẹ và cha.
Trong kinh Hoa Nghiêm có nói đến khái niệm Thánh Thai. Thánh Thai là thai của bậc Thánh. Vậy Thánh Thai ở đây là gì?
Thánh Thai
Trong chúng ta ai cũng có 1 Thánh Thai, người nam, người nữ, ai cũng đều có 1 Thánh Thai, Thánh Thai chính là Bồ Đề Tâm của mình, cái tâm Giác Ngộ, cái tâm Từ Bi, cái tâm Yêu Thương, cho nên ngoài việc cầu nguyện thì mẹ bầu nên đi làm phước nữa vì cầu nguyện không thì chưa đủ, mình mới có cầu, mình chưa đủ phúc, mình phải đi làm phúc nữa để thực sự mình có phúc thì đứa con phúc đức nó mới trở về làm con của mình.
Ngày xưa ông bà mình có kinh nghiệm rất hay đó là phân biệt, lựa được trứng trống và trứng mái chính xác mà không cần phải dùng máy soi như ngày nay, nở ra đúng gà trống và gà mái. Tại sao ông bà mình biết được vậy? Đây là bí quyết sinh con trai, con gái? Cái “Noãn cầu” của người nữ là hình tròn cho nên khi tinh trùng của người nam gặp noãn cầu của người nữ mà cái tinh trùng đủ khỏe làm cho noãn cầu giãn ra thì cái thai đó là nam, còn tinh trùng yếu gặp noãn cầu mạnh, không đủ sức làm cho noãn cầu giãn ra thì đó là con gái, cho nên trứng dài là trứng trống, trứng tròn tròn là trứng mái.
Lúc sinh con ra các mẹ cố gắng giữ con từ 1 đến 7 tuổi cho gần mình và ăn thức ăn cùng với mình, tại vì đó là 1 chu kỳ của tế bào, sau 7 tuổi mình không cần chăm sóc nhiều. Thường thường bây giờ vì cuộc sống mưu sinh, mẹ sinh con ra thường thuê người để cho người ta nuôi, cho nên cứ thắc mắc tại sao tính con không giống tính mình, tại vì cái thức ăn nó tạo thành cái tư tưởng, cái thức ăn không có ăn cùng với mẹ nên cái tư tưởng khác với tư tưởng của người mẹ, cho nên các mẹ cố sắp xếp thời gian cho con ăn cùng với mình sẽ tạo nên tư tưởng giống người mẹ.
Lời kết
Vậy là Sơn đã trình bày xong phương pháp thai giáo để mẹ bầu có thể sinh được những đứa con như ý! Chúc cho tất cả các mẹ sẽ có những đứa con nhân tài, vĩ đại, kiệt xuất. Muốn được như vậy các mẹ bầu chú ý dưỡng thai theo lời Phật dạy: Là Dưỡng Thai, Giáo Thai bằng cách giữ “Tâm Niệm” an lành, tâm niệm an lành là “Thánh Thai”, lấy cái Thánh Thai đó dưỡng cái Phàm Thai. Xin chúc bạn An Vui!.
Để hoàn thành bài viết này Sơn đã biên tập nội dung từ các sư thầy.
- ĐĐ Thích Thiện Tuệ – Thai Giáo – Dạy Con Trong Bào Thai Và Cách Sinh Con Theo Ý Muốn
-
Thầy Thích Pháp Hòa – Dưỡng Thai Theo Phật Pháp
-
TT.Thích Nhật Từ – Kỹ năng thai giáo
-
Phim: Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi từ tuần 1 – 8
- Phim: Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi từ tuần 9- chào đời