Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Thời Điểm Vàng Cho Trẻ Ăn Dặm Một Cách Khoa Học Để Con Khỏe Mạnh

Thời Điểm Vàng Cho Trẻ Ăn Dặm Một Cách Khoa Học Để Con Khỏe Mạnh

Mấy tháng cho trẻ ăn dặm hay khi nào cho bé ăn dặm là thắc mắc chung của các mẹ sinh con đầu lòng. Khi bé phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng thay đổi. Ngoài sữa mẹ bé cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ cùng các bác sĩ Khoa Nhi tìm hiểu khi nào cho con ăn dặm là tốt nhất nhé.

Khi nào cho trẻ ăn dặm

6 tháng tuổi là thời điểm an toàn để bé bắt đầu ăn dặm

Thời điểm vàng cho trẻ bắt đầu ăn dặm

Theo các bác sĩ khoa Nhi thì trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi đã có thể tập ăn dặm. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện hơn và có tiết ra một loại enzyme có tên “amylase” có chức năng tiêu hóa tinh bột nên mẹ có thể yên tâm tập cho bé ăn dặm những thìa đầu tiên.

Nhiều mẹ nôn nóng nên cho bé tập ăn dặm từ 4 tháng hoặc quá sớm, vì thấy bé nhẹ cân cũng quyết định cho bé ăn dù chưa đủ 6 tháng. Mẹ biết không, thời điểm này đa số hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn chưa hoàn thiện hết, chưa có khả năng hấp thụ trọn vẹn protein từ thịt, cá, trứng, sữa… Bé dễ bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa.

Ngược lại, một số mẹ lại cho bé ăn quá trễ, điều này có thể dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng ở bé, do giai đoạn này bé phản xạ nhiều hơn với thế giới xung quanh, bắt đầu lật người, trườn bò và tìm cách ngồi dậy. Chỉ với nguồn năng lượng từ sữa mẹ chắc chắn sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu tư duy, vận động của trẻ. Do đó, thời điểm tốt nhất để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi. Lúc này hệ thống tiêu hóa của bé gồm dạ dày, gan, tụy, mật … và tuyến nước bọt hoàn thiện để sẵn sàng cho những thức ăn đặc/rắn mà bé sẽ ăn.

Mấy tháng nên cho trẻ ăn dặm

Năng lượng từ sữa mẹ sẽ không đủ cho nhu cầu vận động của bé từ 5 tháng tuổi

Cơ quan Y tế cũng không khuyến khích việc cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi, tuy nhiên mỗi em bé có đặc điểm, cơ địa và phát triển với tốc độ khác nhau. Do vậy, mẹ chỉ cần để ý các “dấu hiệu ăn dặm” phổ biến và để bé là người chỉ dẫn cho bạn khi nào cho bé ăn dặm.

Một số dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm

  • Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.
  • Bé có thể giữ đầu thẳng và tự ngồi
  • Bé thích đưa đồ chơi hoặc các vật cầm nắm được vào miệng gậm và nhai.
  • Thấy người lớn ăn gì thì nhìn say sưa, miệng chóp chép và dường như muốn đưa tay hoặc ngả người về phía trước với lấy thức ăn.
  • Thử mớm cho bé một chút thức ăn xay nhuyễn và loãng, bé há miệng đón lấy và tỏ ra thích thú, biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.

Trẻ sơ sinh ăn dặm khi nào

Thích thú khi thấy thức ăn là biểu hiện bé đã sẵn sàng ăn dặm

Mẹ lưu ý rằng tuổi sớm nhất được khuyến cáo cho việc ăn dặm là 17 tuần.

Tuyệt đối không cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi

Tuyệt đối không cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi dù là ăn bột hay nước cơm, nước cháo, bé rất dễ bị tiêu chảy, nôn trớ, đi ngoài phân sống. Nguyên nhân là do từ khi chào đời, bé chỉ quen tiêu hóa sữa. Ăn dặm là “thức ăn lạ” nếu làm quen quá sớm khiến hệ tiêu hóa còn nơn nớt của bé quá tải, gây rối loạn tiêu hóa.

Có rất nhiều trẻ phải nhập viện vì táo bón hoặc tiêu chảy. Con gái 4 tháng tuổi của chị Thủy ở quận Tân Phú cũng được đưa đến bệnh viện vì bị tiêu chảy gần một tuần không khỏi sau khi được cho ăn dặm.

“Tôi cho cháu ăn khoai tây, cà rốt, cải xanh được xay rất nhuyễn và chế biến rất kỹ nhưng không hiểu sao lại như vậy”, phụ huynh này nói.

Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết, ông thường xuyên tiếp nhận những trường hợp tương tự và điểm chung của các bé là đều được người lớn cho ăn dặm sớm.

Ăn dặm quá sớm làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở bé

Ăn dặm quá sớm làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở bé

Mẹ cũng không nên cho trẻ ăn dặm quá muộn, sau 6 tháng tuổi bởi có thể làm giảm sự phát triển của bé do thiếu hụt năng lượng, khoáng chất.

Từ 6 tháng tuổi, nếu chỉ cho bé bú hoàn toàn sữa mẹ, bé sẽ bị thiếu hụt khoảng 250 kcal/ngày. Ngoài ra, cũng ở độ tuổi này, lượng sắt dự trữ trong cơ thể bé không còn đủ, và sắt từ sữa mẹ không đủ để bù đắp. Vì vậy, cho bé ăn dặm sẽ bổ sung cho sự thiếu hụt năng lượng và chất sắt, từ đó giúp trẻ tránh được nguy cơ thiếu máu.

Ăn dặm là cho bé ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ để bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, có không ít bé bị sụt cân, phát triển không tốt như khi còn trong giai đoạn bú mẹ. Hãy xác định thời điểm thật phù hợp để tập ăn dặm nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho con bạn nhé!

Thời Điểm Vàng Cho Trẻ Ăn Dặm Một Cách Khoa Học Để Con Khỏe Mạnh

2 (40%) 1 vote


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *